Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

Nếu nằm đệm mùa hè thì cần phải vệ sinh đệm thường xuyên hơn mùa đông để ngăn sự phát triển của vi khuẩn. 

Nằm đệm mùa hè: Nên hay không?
Báo điện tử Kiến thức cho hay, nhiều gia đình hiện vẫn đang sử dụng đệm làm ấm mùa đông để nằm mùa hè. Theo các chuyên gia, do mùa hè mồ hôi nhiều hơn mùa đông nên nếu không sử dụng hợp lý thì đệm lại là nơi phát sinh nhiều vi khuẩn, gây ô nhiễm trong phòng ngủ...
Theo KS Trương Phi Nam, nguyên Trưởng phòng Nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ, Viện Dệt may, nằm đệm vào mùa hè sẽ trở nên bình thường nếu phòng ngủ thường xuyên sử dụng điều hòa nhiệt độ. Tuy nhiên, nếu không dùng điều hòa thì sẽ gặp một vài khó chịu như nóng, độ thoáng kém dẫn đến cảm giác bức bí khi nằm...

Đặc biệt, đệm có thể còn là nơi phát triển vi khuẩn, mạt bụi do tích tụ mồ hôi, da chết của người nằm. Vì thế, việc lựa chọn, cách sử dụng đệm mùa hè cần được các gia đình chú ý. Cụ thể, yếu tố thoáng cần được cân nhắc khi dùng đệm.
Trong các loại đệm như lò xo, đệm cao su, bọt biển tổng hợp, bông ép, xơ sợi ép, nếu có cấu trúc giống nhau thì độ thoáng khí của đệm lò xo là cao nhất. Tiếp đến, đệm làm từ xơ sợi tự nhiên ép sẽ cao hơn đệm bông ép và bọt biển, cao su.

Một số người cho rằng, đệm cao su hiện nay được nhiều nhà sản xuất có lỗ thoáng khí nên sẽ đỡ bí hơn trước đây. Điều này đúng nhưng vào mùa hè thì đây vẫn chưa phải là lựa chọn hàng đầu để nằm.

Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng cho rằng, đệm cao su hạn chế vi khuẩn phát triển, trong khi xơ sợi phát triển hơn do độ thấm mồ hôi cao. Vì thế, nếu chọn đệm cao su cần khắc phục điểm bí, còn đệm xơ sợi hay bông ép thì cần chú ý vi khuẩn.
KS Trương Phi Nam cho biết thêm, đệm lò xo do có các khoảng trống phía trong nên độ thoáng khí cao. Đây cũng là loại đệm được sử dụng nhiều ở các nước phát triển vào mùa hè. Nhưng nhược điểm của đệm này là dễ võng do hệ thống lò xo đàn hồi không đều.
Vì thế, khi chọn mua chăn ga gối đệm loại này thì cần chú ý đến chất lượng, hàng chính hãng, nằm thử phải luôn cảm thấy êm ái, không bị sột soạt, không quá lún sâu. Khi dùng đệm bông xơ sợi, bông ép thì nên sử dụng ga mềm, mỏng bọc ngoài, sau đó trải thêm một lớp chiếu trên cùng. Chiếu có tác dụng hút ẩm của cơ thể để hạn chế ngấm xuống đệm. Đồng thời, chiếu cũng giúp làm mát cho cơ thể hơn nằm trực tiếp lên ga giường khi không dùng điều hòa, bảo vệ đệm khỏi bụi bẩn...
Nếu dùng đệm cao su, bọt biển mùa hè nhưng phòng không bật điều hòa, KS Trương Phi Nam cho rằng, nên cân nhắc chọn chiếu đặt lên trên. Do đệm lò xo thường có độ êm ái hơn bông ép nên các loại chiếu không có độ mềm mại rất khó thích nghi, dễ bị gãy như chiếu sợi tăm tre... Chỉ các loại chiếu mềm mới có thể trải trên đệm này để tạo độ thoáng.
Ngoài ra, khi dùng đệm vào mùa hè thì cần phải vệ sinh thường xuyên hơn mùa đông để ngăn sự phát triển của vi khuẩn. Như thường xuyên phơi đệm ra nắng (trừ đệm lò xo, bọt biển), thay ga giường hằng tuần...
nam-dem-mua-he-suckhoenhivn-4515-1526
(Ảnh minh họa)

Nằm đệm mùa hè: Cần vệ sinh sạch sẽ

Theo Báo Gia đình và Xã hội, mùa hè nệm dễ bị bụi bẩn, nếu không vệ sinh cẩn thận sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ, ảnh hưởng tới sức khoẻ của người sử dụng. Bạn có thể dùng nước sạch, nước soda, máy hút bụi, xà phòng, rồi thực hiện như sau: Rưới nước soda lên trên mặt nệm và để 30 phút. Nước soda sẽ giúp làm sạch mùi mồ hôi và các vết bụi. Dùng máy hút bụi để làm khô nước soda và hút sạch bụi trên nệm.
Với những nệm có lỗ mà máy hút bụi không làm sạch hoàn toàn, bạn có thể lật mặt nệm xuống, dùng cây gậy đập nhẹ. Bụi từ các lỗ và các kẽ nhỏ sẽ bị loại bỏ dễ dàng.
Nếu nệm có những vết ố, vết bẩn thì nên nhúng khăn bông vào ít nước pha xà phòng loãng, cọ sạch mặt nệm, sau đó phơi nệm ngoài nắng hoặc chỗ thoáng gió cho khô. Với những loại nệm dày, thì nên lấy khăn bông to hoặc nhúng ga trải nệm vào nước lã sạch rồi vắt hết nước. Sau đó bạn trải tấm khăn, ga đó lên nệm và dùng cây gậy đập nhẹ.
Bụi ở dưới nệm bay lên sẽ bị hút vào khăn bông, ga ướt, nệm sẽ sạch bụi. Làm 1 lần chưa hết, bạn có thể làm thêm 1 – 2 lần nữa theo cách trên; sau đó phơi nệm ra ngoài trời hoặc chỗ thoáng gió cho nệm thật khô. Với các vết bẩn là vết máu hay nước tiểu, bạn có thể làm sạch bằng dung dịch ôxy già, sau đó phơi khô hoặc làm khô bằng máy hút bụi, máy sấy hay quạt.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét